Kiến thức
– Phân biệt được các đặc điểm chung, hệ thống chữ viết, hệ thống từ vựng, ngữ pháp và âm vị trong tiếng Nhật. Hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật, hướng dẫn học sinh đi sâu nghiên cứu về những yếu tố cấu thành câu. Vận dụng một cách có hệ thống ngữ pháp, những quy luật, quy tắc về từ loại trong tiếng Nhật và có khả năng vận dụng các kiến thức đó một cách có ý thức vào việc sử dụng tiếng Nhật trong các kỹ năng khác.
– Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh. Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống .
– Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo. Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân.
– Viết những câu tương đối dài với nhiều từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp kết hợp. Áp dụng kiến thức tổng quát về các lĩnh vực soạn thảo văn bản, thương mại, du lịch, tiếp thị,..vv, để làm các công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong và ngoài nước.
– Khái quát hóa được kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản.
Kỹ năng
* Nghe:
– Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng về các chủ đề liên quan tới cuộc sống, học tập và làm việc trong môi trường giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn đàn… và việc học tập hằng ngày.
– Nghe và xác định được ý chính trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận thông thường hoặc thương mại về các chủ đề phổ biến.
– Nghe hiểu được các ý chi tiết trong các bài nói để điền đơn, bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, ghi chú với các chủ đề liên quan tới việc học tập và công việc.
* Nói:
– Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến và cảm xúc cá nhân theo nhiều cách, sử dụng tiếng Nhật phù hợp trong từng hoàn cảnh và từng đối tượng giao tiếp. Phản xạ nhanh, vấn đáp trôi chảy, tự tin trong giao tiếp tiếng Nhật.
– Hình thành kỹ năng ứng khẩu có sức thuyết phục, ngắt lời và làm rõ nghĩa. Giao tiếp với mức độ khá lưu loát và tự nhiên, sử dụng từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các chiến lược giao tiếp phi ngôn ngữ thích hợp.
* Đọc:
– Đọc tiếng Nhật để tiếp nhận ngôn ngữ, nhận biết được các thông tin có thật và chứng cứ để hiểu, phân tích, diễn dịch, và đánh giá nhiều loại văn bản, văn học và các tài liệu về thương mại, văn phòng, giao dịch…vv.
– Đọc hiểu các loại hợp đồng và văn kiện thương mại, thư tín thương mại, email.
– Phát triển kỹ năng đọc lướt, đọc lấy thông tin và đưa ra các suy luận hoặc đánh giá.
* Viết:
– Ứng dụng được từ vựng và Hán tự vào câu, ứng dụng được ngữ pháp vào kỹ năng viết. Viết được câu đơn, câu ghép, câu phức, đoạn văn.
– Soạn thảo các hợp đồng thương mại cơ bản, tài liệu kinh doanh, thư tín thương mại cơ bản, viết email tiếng Nhật, ghi chép trong các buổi họp có sử dụng tiếng Nhật.
– Viết, so sánh, đối chiếu các biểu đồ, bảng dữ liệu thông thường trong kinh doanh thương mại.
Thái độ, tác phong, nghề nghiệp
– Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, hiểu và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và có phẩm chất chính trị trong sáng.
– Có thái độ tích cực, nghiêm túc và siêng năng. Có ý thức làm việc tự chủ độc lập, đề cao tính hiệu quả và ý thức làm việc theo nhóm, ý thức tận tuỵ công việc, ý thức tự giác trong xử lí, phân tích vấn đề và ý thức cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống.Có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống và làm việc trong xã hội công nghiệp.
– Luôn có ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với thay đổi yêu cầu công việc.Tự tin, tư duy năng động.